Dẫn Nhập

THIÊN CHÚA của KITÔ GIÁO

 

Được dựng nên giống hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa, con người luôn hướng về và tìm kiếm Đấng Hóa Công của mình. Chính bởi bản chất tôn giáo và khuynh hướng tôn giáo này nơi con người, lịch sử cho thấy, đã phát hiện những đạo lý khác nhau trên thế giới này. Do đó, các đạo giáo chính là những đường lối con người nghĩ ra hay khám phá thấy để có thể tìm kiếm Đấng Tối Cao, để có thể tìm về nguồn gốc thần linh của mình.

            Thế nhưng, tự bản thể, “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn.4:24), bởi thế, nếu Ngài không tự tỏ mình ra cho con người, thì con người “thuộc hạ giới” (Jn.8:23), tức thành phần sinh bởi xác thịt là xác thịt (x.Jn.1:13,3:6), sẽ vĩnh viễn không thể nào biết Ngài đích thực như Ngài Là hay như Ngài biết mình Ngài. Việc “Thiên Chúa là Thần Linh” “thuộc thượng giới” (Jn.8:23) tỏ mình ra cho con người “thuộc hạ giới” đây là việc Mạc Khải Thần Linh. Căn cứ vào các Sách Thánh được gọi là Thánh Kinh của mình, thì trong tất cả các đạo giáo lớn trên thế giới, chỉ Do Thái Giáo và Kitô Giáo mới có Mạc Khải Thần Linh đích thực này.

            Vì “Thiên Chúa là Thần Linh” muốn tỏ mình ra cho con người “biết Ngài đích thực như Ngài Là hay như Ngài biết minh Ngài”, mà Thánh Kinh của Do Thái Giáo và Kitô Giáo đã ghi lại Mạc Khải Thần Linh, tức ghi lại tất cả những gì Thiên Chúa biểu lộ ra, bằng lời nói cũng như bằng việc làm. Vậy căn cứ vào “tất cả những gì Thiên Chúa biểu lộ ra”, Mạc Khải Thần Linh đã cho con người thấy “tất cả sự thật” (Jn.16:13), “sự thật đó là” (1Tim.2:5): Thiên Chúa Là Chúa Duy Nhất và Là Cha Trên Trời.

            Thiên Chúa thực sự đã mạc khải Ngài Là Chúa Duy Nhất, bằng giao ước Ngài thực hiện với dân Do Thái, và Thiên Chúa cũng đã mạc khải Ngài Là Cha Trên Trời bằng giao ước Ngài ký kết với chung loài người. Theo Kitô Giáo, thời đoạn Thiên Chúa mạc khải mình ra với dân Do Thái được gọi là Cựu Ước, và thời đoạn Ngài mạc khải mình ra cho chung loài người, qua dân Do Thái, được gọi là Tân Ước. Tất cả những gì Thiên Chúa mạc khải trong hai thời đoạn này đã được một số tác giả ghi nhận và được Kitô Giáo công nhận như Bộ Sách Thánh của mình, một bộ Sách Thánh có hai phần, phần Thánh Kinh Cựu Ước và phần Thánh Kinh Tân Ước.

 

 

THIÊN CHÚA LÀ CHÚA DUY NHẤT

T

hánh Kinh Cựu Ước đã ghi nhận tất cả những gì Thiên Chúa muốn tỏ ra trong lịch sử của dân Do Thái là để làm cho họ nhận thực rằng: “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta, là Chúa duy nhất!” (Deut 6:4). Bởi thế, trước khi Chúa Kitô giáng sinh, lịch sử tôn giáo cho thấy, trong khi loài người bấy giờ đang tôn thờ đa thần thì chỉ có Do Thái Giáo là đạo duy nhất tôn thờ độc thần. Do Thái Giáo được Thánh Kinh Cựu Ước ghi nhận bắt đầu từ tổ phụ của dân Do Thái là Abraham, khoảng 2000 năm trước Chúa Kitô giáng sinh. Qua lịch sử 2000 năm của dân Do Thái, Thiên Chúa đã tỏ mình là Chúa Duy Nhất (của họ), bằng cách tự thiết lập giao ước với tổ phụ họ, tức tự động hứa hẹn một điều gì đó với tổ phụ họ, như ban cho các vị giòng dõi đông đảo và cho con cháu các vị mảnh đất hứa, và Ngài đã thực sự trung thành thực hiện giao ước của Ngài nơi giòng dõi của các vị tổ phụ này, đúng như Ngài đã hứa với các vị (x.Acts 13:33).  Như thế, để biết Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất, có thể căn cứ vào việc Thiên Chúa thiết lập và thực hiện giao ước của Ngài với dân Do Thái.

            Trước hết, Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất được mạc khải nơi việc Ngài thiết lập giao ước với dân Do Thái qua các tổ phụ của họ là Abraham, Isaac và Giacóp.

Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất thiết lập giao ước với dân Do Thái qua Abraham:

Þ  “Chúa nói cùng Abram: ‘Hãy từ mảnh đất giòng tộc ngươi và từ nhà cha ông ngươi ra đi đến một miền đất mà Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ làm nên một dân tộc bởi ngươi, và Ta sẽ chúc lành cho ngươi; Ta sẽ làm cho danh ngươi nên cao trọng, để ngươi sẽ trở nên một phúc lành. Ta sẽ chúc phúc cho những ai chúc phúc ngươi và chúc dữ cho ai chúc dữ ngươi. Tất cả mọi cộng đồng trên trái đất này sẽ được chúc phúc nơi ngươi’. Abram đã ra đi như Chúa chỉ dẫn và có Lot cùng đi với ông. Abram bấy giờ 75 tuổi khi ông rời đất Haran” (Gn.12:1-3);

Þ   “Khi Abram được 99 tuổi, Chúa hiện ra với ông mà phán: ‘Ta là Thiên Chúa Đấng Toàn Năng. Hãy bước đi trước nhan Ta mà sống liêm chính. Ta sẽ thiết lập giao ước của Ta giữa Ta và ngươi, và Ta sẽ làm cho ngươi nẩy nở muôn vàn’. Khi Abram phục mình xuống, Thiên Chúa tiếp tục phán cùng ông: ‘Giao ước của Ta với ngươi là như thế này: ngươi phải trở nên cha ông của đông các dân. Ngươi sẽ không còn được gọi là Abram nữa; tên của ngươi sẽ là Abraham, vì Ta đang làm ngươi thành cha ông của đông các dân. Ta sẽ khiến ngươi sinh sôi nẩy nở tràn lan; Ta sẽ làm nên các dân nước bởi ngươi; các vua chúa sẽ xuất phát từ ngươi. Ta sẽ giữ giao ước của Ta với ngươi cũng như với giòng dõi sau ngươi qua muôn thế hệ như là một hiệp ước vĩnh cửu, để Ta là Thiên Chúa của ngươi và Thiên Chúa của con cháu sau ngươi. Ta sẽ ban cho ngươi và con cháu sau ngươi mảnh đất mà hiện nay ngươi đang ở, toàn mảnh đất Canaan, như một sở hữu vĩnh viễn, và Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng’” (Gn.17:1-8).

Þ  “Một lần nữa, sứ giả của Chúa từ trời gọi Abraham mà nói: ‘Chúa phán, Ta tự mình thề rằng vì ngươi đã tỏ ra không tiếc Ta đứa con yêu dấu của ngươi. Ta sẽ chúc phúc ngươi muôn vàn và làm cho giòng dõi ngươi trở nên vô số như sao trời cát biển; giòng dõi ngươi sẽ chiếm đoạt các cửa ngõ của quân thù họ, và tất cả mọi dân nước sẽ được chúc phúc nơi giòng dõi ngươi - tất cả là vì ngươi đã vâng giữ giao ước của Ta’” (Gn.2215-18).

Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất thiết lập giao ước với dân Do Thái qua Isaac:

Þ    “Trong miền xẩy ra có một nạn đói (khác với lần đã xẩy ra trước kia trong thời Abraham), và Isaac đã đi xuống với Abimelech, vua của xứ Philistine ở Gerar. Chúa đã hiện ra với ông mà phán: ‘Đừng xuống Ai Cập, nhưng hãy tiếp tục cấm trại bất cứ nơi nào Ta bảo ngươi trong mảnh đất này. Hãy ở nơi mảnh đất này, Ta sẽ ở với ngươi và chúc phúc cho ngươi: vì Ta sẽ ban cho ngươi và giòng dõi ngươi tất cả miền đất này, để hoàn tất lời Ta đã thề với Abraham cha ngươi. Ta sẽ làm cho giòng dõi ngươi đông như sao trời cùng ban những mảnh đất này cho chúng, và tất cả mọi dân nước sẽ được chúc phúc nơi giòng dõi ngươi - điều này xẩy ra là vì Abraham đã vâng nghe Ta, giữ mệnh lệnh của Ta (các giới răn của Ta, các huấn lệnh của Ta và các chỉ dẫn của Ta)’” (Gn.26:1-5).

Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất thiết lập giao ước với dân Do Thái qua Giacóp.

Þ   “Giacóp rời Beer-Sheba mà tiến đến Haran (để tránh Esau trả thù vì đã đoạt phúc lành sau hết của Isaac và cũng là để đi lập gia đình với họ hàng bên ruột thịt của mẹ mình). Khi ông đến một lăng miếu kia thì mặt trời đã lặn, ông nghỉ chân qua đêm ở đó. Oâng đã lấy một trong những cục đá ở lăng miếu đó để gối đầu mà ngủ tại đây. Thế rồi ông đã mơ thấy: có một cái thang từ đất lên đến trời; và các sứ giả của Chúa bấy giờ đang lên xuống trên đó. Đoạn có Chúa đứng bên cạnh ông mà phán: ‘Ta là Chúa, là Thiên Chúa của Abraham cha ông ngươi cũng là Thiên Chúa của Isaac; mảnh đất mà ngươi đang nằm đây Ta sẽ ban cho ngươi và con cháu ngươi. Con cháu ngươi sẽ man vàn như bụi đất, và qua họ ngươi sẽ bành trướng đông tây, nam bắc. Tất cả mọi dân nước trên trái đất này sẽ được chúc phúc nơi ngươi và giòng dõi ngươi. Hãy biết rằng Ta ở với ngươi. Ta sẽ bảo vệ ngươi bất cứ ngươi đi đâu và sẽ mang ngươi về lại mảnh đất này. Ta sẽ không bao giờ lìa bỏ ngươi cho tới khi nào Ta hoàn tất những gì Ta đã hứa với ngươi” (Gn 28:10-15)

Þ  “Israel (tức Giacóp được đổi tên sau cuộc đấu thắng người dấu tên trong một đêm trên đường dẫn 2 vợ và 11 con về gặp Esau anh mình - Gn. 32:29) ra đi (sang Ai Cập sau khi biết Giuse còn sống và mời sang đó để tránh nạn đói khắp nơi bấy giờ) với tất cả những gì ông có. Khi đến Beer-Sheba, ông hiến dâng các hy tế lên Thiên Chúa của Isaac cha mình. Ở đó, Thiên Chúa đã gọi ông trong một thị kiến về đêm: ‘Giacóp! Giacóp!’ Oâng đáp ‘Này tôi đây’. Bấy giờ Ngài phán: ‘Ta là Thiên Chúa, Thiên Chúa của cha ông ngươi. Ngươi đứng sợ đi xuống Ai Cập, vì ở đó Ta sẽ làm ngươi nên một dân tộc. Ta chẳng những đi với ngươi xuống Ai Cập, Ta sẽ còn mang ngươi về lại đây sau khi Giuse vuốt mắt cho ngươi nữa” (Gn.46:1-4).

Sau nữa, Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất được mạc khải nơi việc Ngài thực hiện giao ước với dân Do Thái là giòng dõi của vị các tổ phụ mà Ngài đã giao ước.

Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất thực hiện giao ước nơi dân Do Thái qua biến cố vượt qua.

Þ  “Khi Chúa thấy ông (Moisen) tiến đến gần hơn để nhìn, Thiên Chúa gọi ông từ bụi gai (cháy mà không bị thiêu rụi): ‘Misen! Moisen!’, ông đáp: ‘Này tôi đây’. Thiên Chúa phán: ‘Ngươi chớ có lại gần hơn nữa! Hãy cởi dép của ngươi ra, vì chỗ ngươi đang đứng là nơi thánh’. Ngài tiếp: ‘Ta là Thiên Chúa của cha ông ngươi, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp’. Moisen che mặt lại vì ông sợ nhìn vào Thiên Chúa. Nhưng Chúa phán: ‘Ta đã chứng kiến nổi khổ cực của dân Ta ở Ai Cập và Ta đã nghe tiếng họ kêu than về các kẻ đầy đọa họ, thế nên Ta biết rõ họ đang chịu đựng khổ đau. Bởi thế, Ta đã đến để giải cứu họ khỏi tay của người Ai Cập, dẫn họ ra khỏi mảnh đất đó mà vào một miền đất tốt lành qúi báu, một miền đất chảy sữa và mật, xứ sở của các người Canaanites, Hittites, Amorites, Perioãites, Hivites và Jebusites. Thật sự là tiếng kêu của những người Israel đã thấu đến Ta, và Ta thực sự đã nhận thấy rằng các người Ai Cập đang đè nén họ. Vậy ngươi hãy lại đây! Ta sẽ sai ngươi đến với Pharaoh để dẫn Israel dân Ta ra khỏi Ai Cập’” (Ex.4:10). Kết qủa là, theo luật truyền (xem Ex.12:43; Num.9:1-5), hằng năm dân Do Thái vẫn cử hành Lễ Vượt Qua vào buổi tối ngày thứ 14 trong tháng thứ nhất (xem Lêvi 23:5) cho tới bây giờ, để mừng tưởng niệm biến cố dân tộc họ đã được Thiên Chúa cứu khỏi cảnh làm tôi Ai Cập hơn 400 năm (xem Acts 13:20)

Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất thực hiện giao ước nơi dân Do Thái khi Ngài rút tay lại không tru diệt dân bội phản Ngài.

Þ   Thấy thế, Chúa phán cùng Moisen ‘Ngươi hãy đi xuống ngay với dân mình, dân mà Ta đã mang ra khỏi Ai Cãp, vì họ đã thất sủng mất rồi. Họ đã sớm trở mặt với đường lối Ta đã vạch ra cho họ, khi làm nên cho mình một con bò đúc mà thờ lạy nó, cùng tế cho nó và kêu lên nó rằng: Oâi Israel, đây là Thiên Chúa của ngươi, vị đã dẫn ngươi ra khỏi Ai Cập! Ta thấy được dân này cứng tin là chứng nào’. Chúa nói tiếp với Moisen: ‘Vậy ngươi đừng có cản Ta để cơn giận của Ta bùng lên thiêu hủy chúng đi cho rồi. Sau đó từ ngươi Ta sẽ làm nên một đại dân tộc’. Thế nhưng Moisen đã van xin Chúa, Thiên Chúa của mình rằng: ‘Oâi Chúa, sao Ngài lại giận dữ với dân riêng của Ngài như vậy, dân mà Ngài đã mang ra khỏi Ai Cập bằng một quyền năng cả thế và bằng một bàn tay dũng mãnh như thế? Người Ai Cập làm sao không nói rằng, với ý đồ xấu Ngài đã mang dân Ngài đi là để sát hại họ tại núi này và tiêu diệt họ cho khỏi mặt đất? Xin Chúa hãy hạ cơn giận xuống; hãy tha phạt dân Ngài. Xin hãy nhớ lại các tôi tớ của Ngài là Abraham, Isaac và Israel, cũng như những gì Ngài đã tự mình mà thề với các vị mà rằng: Ta sẽ làm cho giòng dõi các ngươi nên vô số như sao trời; và tất cả mảnh đất mà Ta đã hứa Ta sẽ ban cho con cháu các ngươi như gia sản vĩnh viễn của chúng’. Thế là Chúa đã rút tay trừng phạt mà Ngài đã hăm dọa giáng xuống trên dân mình” (Ex.32:7-14).

Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất thực hiện giao ước nơi dân Do Thái khi Ngài ra tay cứu dân mình khỏi bị dân ngoại tru diệt.

Þ   “Cảm thấy sầu thảm tang thương, hoàng hậu Esther chạy đến cùng Chúa, Thiên Chúa của Israel mà rằng: ‘Chúa ơi, Đức Vua của chúng tôi ơi, chỉ một mình Ngài là Thiên Chúa. Xin hãy giúp tôi là kẻ cô đơn một mình và không còn biết trông ai ngoài Chúa, vì tôi đang gặp hiểm nguy đến tính mạng mình đây. Khi còn là một đứa nhỏ, tôi đã được dân chúng nơi quê cha đất tổ của tôi kể lại cho nghe rằng Chúa đã chọn Israel giữa mọi dân nước cũng như đã chọn cha ông chúng tôi, Oâi Chúa, giữa mọi tổ tiên khác, như một gia sản bền vững, và Chúa đã hoàn tất hết mọi lời Ngài hứa với các vị. Thế nhưng, giờ đây chúng tôi lại phạm tội trước nhan Ngài, và Chúa đã trao chúng tôi vào tay thù địch của chúng tôi, vì chúng tôi đã tôn thờ các thần của họ... Oâi Chúa, xin hãy nhớ đến chúng tôi. Xin Ngài hãy tỏ mình ra trong cơn cùng khốn của chúng tôi... Oâi Chúa, Thiên Chúa của Abraham. Oâi Thiên Chúa, quyền năng hơn tất cả mọi người, xin hãy nghe tiếng của những ai đang tuyệt vọng. Xin Ngài cứu chúng tôi khỏi quyền lực của kẻ gian ác...” (Est C:12,14-18,23,29-30)

Kết qủa là Ahasuerus Đại Vương chẳng những rút lại lệnh tha diệt dân Do Thái theo mưu mô của tên cận thần Haman, mà còn truyền lệnh cử hành mừng ngày vui mừng này cho toàn cõi của vua từ India đến Ethiopia nữa, ngày dân Do Thái gọi là Purim và kỷ niệm hằng năm vào ngày 14 và 15 trong tháng Adar, tức trong tháng 12 theo lịch Do Thái hay khoảng tháng 2 theo Dương Lịch.

Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất thực hiện giao ước nơi dân Do Thái khi Ngài mang họ từ nơi lưu đầy là Babylon trở về Đất Hứa.

Þ   “Vào năm thứ nhất của Cyrus, vua Ba Tư, để hoàn tất lời Chúa phán qua Giêrêmia, Chúa đã đánh động Vua Cyrus xứ Ba Tư công bố cho toàn vương cõi của mình, cả bằng lời nói cũng như bằng văn tự, thế này: ‘Vậy vua Ba Tư là Cyrus hạ lệnh: Tất cả mọi vương quốc trên trái đất mà Chúa, Thiên Chúa các tầng trời, đã ban cho ta, và Ngài đã trao cho ta trách nhiệm xây dựng cho Ngài một ngôi nhà ở Gialiêm, tức là ở xứ Giuđêa. Bởi thế, ai trong các ngươi thuộc về bất cứ thành phần nào trong dân của Ngài, thì hãy tiến lên, xin Thiên Chúa của họ ở với họ! Hãy để cho mọi người còn sống sót, ở bất cứ nơi nào, được dân chúng ở đó giúp đỡ bằng vàng, bạc, vật dụng và xúc vật, cùng với những dâng cúng tự nguyện cho nhà Thiên Chúa ở Gialiêm’. Bấy giờ các gia trưởng của chi Giuđa và Benjamin, cùng các tư tế với các Lêvi - tất cả mọi người, tức những ai được Thiên Chúa tác động - đã sửa soạn tiến lên xây dựng nhà Chúa ở Gialiêm” (Ez 1:1-5).

Kết qủa là, sau bao khó khăn thử thách gây ra bởi đám cư dân đã chiếm ngụ chung quanh vùng đó  (xem Ez 4:1-24; Neh 3:33-36), cũng như bởi những lủng củng nội bộ (xem Neh 5:1-19,6:1-14), một khi Chúa đã muốn là phải thành (xem Ez 5:1-3,7:6), cuối cùng họ cũng đã xây lại và cung hiến tường thành Gialiêm nhà Chúa (xem Neh 12:27-47), một bức tường biểu hiệu cho việc họ ngăn cách với dân ngoại, được họ tỏ ra bằng cách dứt khoát với các vợ ngoại lai (Ez.9:1-15,10:1-44; Neh 13:1-3,23-30), một bức tường cũng biểu hiệu cho việc họ cần phải sống theo những qui định của lề luật  Thiên Chúa, như Ngài đã ban bố cho họ qua Moisen. Một trong những gì họ nhận thấy đã quên sót và cần phải giữ lại là Lễ Lều Tạm (Neh 8:13-18), một lễ được Thiên Chúa truyền dân Do Thái phải cử hành mừng cả một tuần lễ trong tháng thứ 7, bắt đầu từ ngày 15, và dân phải sống ở những lều làm bằng cành lá đủ 7 ngày để tưởng nhớ đến những ngày Thiên Chúa đã mang cha ông họ lữ hành từ Ai Cập về Đất Hứa (xem Lev.23:33-43).

            Phải, chính vì Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất đã tỏ mình ra trong lịch sử dân Do Thái, bằng việc thiết lập giao ước với tổ phụ của họ, cũng như bằng việc thực hiện nơi con cháu các vị những gì Ngài đã hứa như thế, mà Ngài mới xứng với danh Ngài đã tỏ cho Moisen: “Ta là Đấng hiện hữu” (Ex 3:14). Đúng thế, “Đấng hiện hữu” là Chúa Duy Nhất ở chỗ, Đấng đã hứa với các vị tổ phụ trước kia cũng chính là Đấng, hay cũng chỉ là một Đấng, Đấng bất biến, Đấng không thay đổi, Đấng trước sau như một, Đấng thực hiện lời hứa của mình nơi giòng dõi các vị. Do đó, khi sai Moisen đi cứu dân của mình, Thiên Chúa đã dạy Moisen nói với dân chúng thế này: “Đấng hiện hữu sai tôi đến với qúi vị” (Ex.3:14).

            Truyền cho Moisen nói với dân chúng như thế, chẳng khác gì Ngài muốn nhắc nhở cho dân của Ngài rằng Ngài chính là Chúa Duy Nhất của họ: “Vậy ngươi hãy nói với dân Yến Duyên (Israel): Chúa là Thiên Chúa của cha ông qúi vị, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp, đã sai tôi đến với qúi vị”. Bởi thế, danh của Thiên Chúa chẳng những “là Đấng hiện hữu”, mà còn được chính Ngài chuyển dịch nó ra “là Thiên Chúa của cha ông qúi vị” nữa, và Ngài xác nhận với Moisen về danh bất hư truyền này của Ngài rằng: “Đó là danh xưng muôn đời của Ta, đó là danh hiệu của Ta cho mọi thế hệ” (Ex.3:15).